tổng quan về google shopping

Tổng quan về Google Shopping cho người mới bắt đầu

Google Shopping là một kênh tiếp thị trả phí và mua sắm siêu tốt không chỉ cho các nhà bán lẻ mà còn cho cả khách hàng. Đây cũng là một kênh hiệu quả để kéo lượng lớn traffic tiềm năng vào website,điều mà khi sử dụng các kênh khác khó có thể mang lại được.

Vậy Google Shopping là gì? Nó hoạt động ra sao? Chi phí như thế nào? Tất cả những câu hỏi này sẽ được giải đáp ngay dưới đây.

Google Shopping là gì?

Google Shopping (quảng cáo mua sắm) là dịch vụ quảng cáo trực tuyến do Google cung cấp, cho phép hiển thị ngay lập tức danh sách sản phẩm liên quan theo truy vấn tìm kiếm của người mua, giúp họ dễ dàng lựa chọn, so sánh giá bán ngay trên trang kết quả tìm kiếm Google.

Google Shopping (quảng cáo mua sắm)

Mỗi một quảng cáo mua sắm sẽ bao gồm một hình ảnh, tên sản phẩm, giá, tên của cửa hàng/người bán và đôi khi còn có một số thông tin khác như review hay giá ship.

Hiện tại Google Shopping đã được hỗ trợ tại hơn 40 quốc gia trên thế giới.

Quảng cáo Google Shopping xuất hiện ở đâu?

Về cơ bản, quảng cáo mua sắm Google Shopping có thể xuất hiện ở các vị trí sau đây:

Vị trí trên cùng của kết quả tìm kiếm

Trên giao diện desktop, Google sẽ hiển thị 5 sản phẩm đầu tiên có liên quan nhất. Người mua có thể nhấn vào mũi tên để hiển thị nhiều hơn (tối đa 30 sản phẩm).

Vị trí hiển thị Google Shopping

Cột bên phải trang kết quả tìm kiếm

Ngoài ra, bạn cũng có thể nhìn thấy thêm 9 sản phẩm được hiển thị ở cột bên phải trên trang kết quả tìm kiếm. Cột này cũng hiển thị tên sản phẩm, giá bán, và tên thương hiệu. Người mua có thể lướt xem một lượt trước khi lựa chọn một sản phẩm phù hợp để click vào xem chi tiết.

Vị trí hiển thị Google Shopping

Google lựa chọn sản phẩm hiển thị trên hai vị trí này dựa trên hai yếu tố là giá thầu và điểm chất lượng, giống như quảng cáo Google Ads truyền thống. Điểm khác là điểm chất lượng được tính dựa vào tiêu chí trải nghiệm trang đích. Khi sản phẩm của bạn càng được mô tả chi tiết, rõ ràng, đầy đủ thông tin (có chứa các từ khóa tìm kiếm) thì khả năng được hiển thị càng cao.

Ngoài ra, quảng cáo Google Shopping còn có thể hiển thị trên Google Shopping tab, các trang web đối tác tìm kiếm của Google (bao gồm cả YouTube ở một số quốc gia) và Google Display Network (chỉ dành cho quảng cáo danh mục sản phẩm địa phương).

Vị trí hiển thị Google Shopping
Quảng cáo mua sắm hiển thị trên Google Shopping tab

Những lý do nên sử dụng Google Shopping

Trong giai đoạn đầu, bạn có thể cần nhiều thời gian để thiết lập quảng cáo mua sắm. Nhưng về lâu dài, bạn không cần đầu tư nhiều công sức cho nó nữa.

Nhìn chung, quảng cáo Google Shopping có thể mang lại lợi thế hơn so với Facebook Ads bởi sản phẩm được hiển thị hấp dẫn, rõ ràng, tại những vị trí đắc địa nhất. Hơn nữa, những sản phẩm này được lựa chọn bám sát với nhu cầu của người dùng đang tìm kiếm, nên khả năng mua hàng sẽ cao hơn nhiều.

Những lợi ích tuyệt vời khi bán trên Google Shopping bao gồm:

1. Chạy quảng cáo mua sắm là cách dễ để lên top trên kết quả tìm kiếm

Một sự khác biệt lớn giữa quảng cáo mua sắm và quảng cáo tìm kiếm (Search ads) là hiển thị. Để hiểu rõ hơn, bạn có thể xem hình ảnh này:

Chạy quảng cáo mua sắm là cách dễ để lên top trên kết quả tìm kiếm

Như bạn có thể thấy quảng cáo mua sắm có vị trí đầu tiên trên trang kết quả tìm kiếm. Với định dạng hình ảnh, nó sẽ giúp thu hút nhiều lượt nhấp chuột hơn quảng cáo tìm kiếm. Lợi ích rõ rệt này đã kéo theo chi tiêu cho quảng cáo mua sắm đã tăng lên 38% so với năm ngoái, trong khi đó ngân sách cho quảng cáo tìm kiếm giảm khoảng 12%.

Quảng cáo mua sắm cũng giúp doanh thu trên mỗi click tăng 12% đối với các từ khóa phổ thông (non-branded keywords), trong so sánh với quảng cáo tìm kiếm.

tổng quan về google shopping
Source: Store Growers

2. Tăng khả năng mua hàng

Nếu bạn đang tìm mua một đôi giày Nike Air Max thì bạn sẽ muốn nhấp chuột vào quảng cáo tìm kiếm Nike hay một trong những quảng cáo mua sắm ở cột bên phải?

Tăng khả năng mua hàng với Google Shopping

Dễ thấy quảng cáo tìm kiếm Nike đơn giản chỉ mô tả sản phẩm. Trong khi đó, quảng cáo mua sắm ở cột bên phải hiển thị hình ảnh thật của các đôi giày Nike. Và nếu một trong số chúng chính xác là thứ bạn đang tìm kiếm thì khả năng cao là bạn sẽ click vào quảng cáo.

Các quảng cáo mua sắm cũng rất có lợi khi người mua không chắc chắn về thứ mà họ đang tìm kiếm. Nhiều người sử dụng quảng cáo mua sắm như là một công cụ nghiên cứu để tìm hiểu về các loại sản phẩm khác nhau, mẫu mã, màu sắc, giá cả cũng như tìm kiếm cửa hàng uy tín.

Google Shopping cho phép bạn làm nổi bật thông tin sản phẩm trực tiếp trong quảng cáo để giúp người mua sắm đưa ra quyết định mua hàng sáng suốt, bao gồm tiêu đề, giá, tên cửa hàng và nhiều thông tin khác. Nhờ đó, khách hàng có nhiều khả năng sẽ hoàn tất giao dịch mua hàng trên store của bạn hơn.

3. Quảng cáo dựa trên ý định của khách hàng

Bình thường chúng ta coi quảng cáo là thứ làm gián đoạn trải nghiệm Internet, giảm sự chú ý và gây phiền nhiễu. Chẳng hạn, khi đang lướt Facebook, một quảng cáo bất ngờ xuất hiện có thể làm bạn khó chịu. Những lúc đó, rất ít khả năng bạn sẽ nhấp chuột vào quảng cáo chứ chưa nói gì đến mua hàng.

Tuy nhiên, quảng cáo mua sắm thì lại khác. Quảng cáo mua sắm chỉ hiển thị khi người mua chủ động tìm kiếm giải pháp cho vấn đề của họ. Hay nói đúng hơn, quảng cáo mua sắm dựa trên ý định của khách hàng và hiển thị tại thời điểm nhu cầu của khách hàng có sẵn.

4. Tăng độ phủ của sản phẩm trên công cụ tìm kiếm

Nhiều quảng cáo mua sắm có thể xuất hiện trên một nội dung tìm kiếm nhất định của người dùng. Nếu phù hợp, quảng cáo mua sắm và quảng cáo văn bản cũng có thể xuất hiện cùng lúc. Điều này có nghĩa là phạm vi tiếp cận của bạn với khách hàng cho một nội dung tìm kiếm có thể tăng gấp đôi.

Quảng cáo Google Shopping hoạt động như thế nào?

Như đã đề cập ở trên, quảng cáo mua sắm hoạt động rất khác so với quảng cáo tìm kiếm thông thường.

Đầu tiên, các thuật toán của Google xử lý một file cụ thể được gọi là product feed. Feed này chứa tất cả thông tin về sản phẩm của bạn và được sử dụng để đối sánh với nội dung tìm kiếm của người dùng, đảm bảo hiển thị sản phẩm thích hợp nhất.

Nếu ai đó nhấp chuột vào quảng cáo để truy cập vào cửa hàng của bạn thì bạn sẽ trả một khoản phí cho nhấp chuột đó cho Google.

Chẳng hạn bạn bán phụ kiện điện thoại và chạy một chiến dịch mua sắm để tăng sales:

  1. Bạn tạo product feed để cung cấp cho Google thông tin chi tiết về sản phẩm.
  2. Một người nào đó tìm kiếm “iphone 11 wireless charger” trên Google.
  3. Thuật toán của Google lựa chọn một sản phẩm sạc iPhone 11 không dây trên cửa hàng của bạn, tạo một quảng cáo mua sắm cho nó, và hiển thị nó cùng với các quảng cáo khác cho tìm kiếm trên của người dùng.
  4. Người dùng nhìn thấy các quảng cáo mua sắm và nhấp chuột vào quảng cáo của bạn.
  5. Người dùng được đưa tới trang sản phẩm của bạn.
  6. Bạn sẽ trả phí cho nhấp chuột đó.

Product feed sẽ nằm trên nền tảng Google Merchant Center của bạn. Quảng cáo mua sắm sẽ sử dụng dữ liệu sản phẩm nằm trong nền tảng này để quyết định cách thức và vị trí hiển thị quảng cáo.

Quảng cáo Google Shopping tính phí ra sao?

Như có đề cập ở trên, khi khách hàng tìm kiếm một sản phẩm theo từ khóa, Google sẽ tự động phân tích dữ liệu và đưa ra danh sách các sản phẩm phù hợp với truy vấn và hiển thị cho khách hàng. Nếu chỉ mới hiển thị thì bạn chưa mất đồng phí nào cả. Chỉ khi nào khách hàng click vào sản phẩm để xem chi tiết, lúc đó Google mới tính phí của bạn.

Với quảng cáo mua sắm, trung bình bạn sẽ phải trả $0.66 cho một nhấp chuột.

Quảng cáo Google Shopping tính phí ra sao?

Xem thêm: ShopBase và cách kết nối với Google Shopping cho các “tân binh”

Đến lượt bạn:

Khi nhắc đến chạy quảng cáo hay quảng cáo trả phí, có lẽ bạn sẽ thấy quen thuộc hơn với Facebook Ads, Google Ads, hay Instagram Ads. Tuy nhiên, Google Shopping cũng là một kênh tiếp thị sản phẩm tuyệt vời không nên bỏ qua để tối đa doanh thu bán hàng, đặc biệt khi mùa lễ hội mua sắm cuối năm đang đến rất gần.

Trong các bài tới, chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu đến bạn cách tạo quảng cáo Google Shopping và các tip hữu ích để tối ưu hiệu quả quảng cáo trên kênh này. Đừng quên theo dõi ShopBase VN để nhận được cập nhật về các bài viết mới nhé.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *