so sánh Warehouse và Fulfillment Center

So sánh Warehouse và Fulfillment Center – Những khái niệm cơ bản

Warehouse Fulfillment Center – khái niệm không còn xa lại với các doanh nghiệp, đặc biệt là e-Commerce, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách phân biệt giữa hai khái niệm này. Trong bài viết này, hãy cùng ShopBase so sánh giữa Warehouse và Fulfillment Center và từ đó quyết định xem bạn nên lựa chọn mô hình nào cho doanh nghiệp của mình.

1. Về khái niệm

1.1. Fulfillment Center là gì?

Hẳn những ai quan tâm đến thương mại điện tử, đặc biệt là dropshipping đều đã nghe đến khái niệm “fulfillment”. Đây là thuật ngữ chung để chỉ quá trình “hoàn thiện” đơn hàng, bao gồm các khâu nhập hàng, chuẩn bị, đóng gói, vận chuyển và đổi trả hàng (nếu có)…

  Fulfillment là gì? Thuật ngữ căn bản trong E-commerce bạn PHẢI BIẾT!

Fulfillment Center là những trung tâm chuyên cung cấp dịch vụ fulfill hàng hóa cho các doanh nghiệp hoặc cửa hàng, hỗ trợ xử lý đơn hàng từ A-Z. Fulfillment Center thường được vận hành bởi một bên cung cấp dịch vụ logistics thứ ba (third-party logistics provider, gọi tắt là 3PL). Ngoài dịch vụ fulfill, những công ty 3PL còn cung cấp nhiều dịch vụ hậu cần khác như nhập kho và dự trữ hàng hóa, giải quyết giao dịch chéo giữa nhà bán lẻ – nhà cung cấp, chăm sóc khách hàng, v.v…

Fulfillment center cung cấp dịch vụ xử lý order cho nhiều đơn vị kinh doanh.

Fulfillment center cung cấp dịch vụ xử lý order cho nhiều đơn vị kinh doanh.

Fulfillment Center ra đời trong bối cảnh e-Commerce phát triển mạnh mẽ và nhu cầu tìm kiếm dịch vụ fulfill thuê ngoài ngày càng tăng. Các đơn vị như thế này sẽ giúp người bán hàng cắt giảm được nhiều công đoạn phức tạp trong khi kinh doanh, từ đó có thêm nguồn lực vào đầu tư phát triển doanh nghiệp.

1.2. Warehouse là gì?

Warehouse – nhà kho là một không gian được sử dụng để chứa hàng hóa. Hoạt động chính trong kho chủ yếu là xuất và nhập hàng. Warehouse có vai trò vô cùng quan trọng trong chuỗi cung ứng hàng hóa cũng như logistics, vì vậy bất cứ doanh nghiệp nào cũng quan tâm đặc biệt đến vấn đề này trong chiến lược kinh doanh của mình.

Warehouse là một không gian được các công ty sử dụng để lưu trữ và bảo quản hàng hóa.

Warehouse là một không gian được các công ty sử dụng để lưu trữ và bảo quản hàng hóa.

Hầu hết các doanh nghiệp theo mô hình truyền thống đều sở hữu ít nhất một nhà kho của riêng mình. Doanh nghiệp vừa và lớn có thể sở hữu chuỗi các nhà kho ở nhiều địa điểm khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi để cung ứng và phủ sóng rộng rãi sản phẩm. Một số công ty nhỏ hoặc những đơn vị MMO có thể thuê kho chứa hàng của bên thứ ba và sử dụng chung không gian lưu trữ với đơn vị khác.

2. Về vận hành

Kho hàng có nhiệm vụ chính là lưu trữ và bảo quản nhiều loại hàng hóa khác nhau, cũng vì vậy nên kho hàng được chia thành các phân loại tùy theo mục đích hay hình thức sử dụng. Có thể tóm tắt các phân loại warehouse như sau:

  • Private warehouse hay Kho riêng là kho hàng thuộc sở hữu của một đơn vị duy nhất nhằm hỗ trợ chuỗi cung ứng của đơn vị đó.
  • Public warehouse hay Kho chung là kho hàng được nhiều nhà bán lẻ thuê cùng lúc, họ chia sẻ không gian để lưu trữ hàng hóa của mình.
  • Automated warehouse hay Kho tự động là kho hàng sở hữu trang thiết bị, công nghệ, rô bốt và (có thể là) AI hiện đại để tự động hóa quy trình lưu trữ/bảo quản hàng hóa. 
  • Climated-controlled warehouse hay Kho có hệ thống điều hòa nhiệt độ để lưu trữ/bảo quản loại hàng hóa nhạy cảm với yếu tố thời tiết, ví dụ như Kho đông lạnh dành cho thực phẩm dễ bị hỏng, ôi thiu, cần cấp lạnh.
  • On-demand warehouse hay Kho tạm thời là kho hàng được lập ra để chứa hàng, xử lý hàng tồn kho và vận chuyển trong thời gian ngắn (thường là khoảng một tháng).
  • Ngoài ra, còn có Distribution center hay Trung tâm phân phối đóng vai trò phân phối sản phẩm đến các đơn vị bán lẻ, cũng được coi là một dạng kho hàng.

Trong khi đó, khác với kho hàng, Fulfillment Center cần kiểm soát dòng hàng liên tục và hoàn thiện order của khách hàng bằng nhiều quy trình phức tạp để đảm bảo sản phẩm được giao đến tay khách đúng thời hạn cũng như tối ưu từng khâu cung ứng cho bên thuê dịch vụ. Chuỗi quy trình này bao gồm lưu kho hàng hóa, lựa chọn và xử lý, đóng gói và vận chuyển từng order, đồng thời quản lý mọi hoạt động đổi trả hàng hóa nếu cần thiết, ngoài ra còn quản lý lợi nhuận. Nói cách khác, đây là giải pháp trọn gói về fulfill dành cho các nhà bán lẻ, khi lựa chọn giải pháp này, người bán sẽ không cần “động tay” vào bất cứ khâu nào trong quá trình xử lý đơn hàng.

Fulfillment Center giúp các đơn vị thực hiện chuỗi quy trình nhằm hoàn thiện đơn hàng.

Fulfillment Center giúp các đơn vị thực hiện chuỗi quy trình nhằm hoàn thiện đơn hàng.

3. Những đặc điểm phân biệt khác giữa Warehouse và Fulfill Center

3.1. Khách hàng của họ là ai?

Thường thì các kho hàng hoạt động theo hình thức kinh doanh Business to Business (B2B).

Fulfillment Center thường đi theo mô hình Business to Customer (B2C).

Nói cách khác, Warehouse phục vụ cho các doanh nghiệp là chính, còn Fulfillment Center phục vụ trực tiếp cho khách hàng.

3.2. Thời gian lưu trữ

Hàng hóa tại Warehouse được lưu trữ dài hạn, nhất là đối với kiểu Kho riêng của các đơn vị kinh doanh.

Ngược lại, hàng hóa tại Fulfillment Center thường không ở đó quá 30 ngày, nếu vượt quá thời gian này thì bên thuê dịch vụ fulfill cần trả thêm một khoản phí gọi là phí lưu kho dài hạn.

3.3. Tần suất lưu thông hàng hoá

Trong Fulfillment Center, hàng hóa lưu thông thường xuyên, bắt đầu ngay khi có order từ khách hàng, và vì vậy nên hàng lưu kho được xoay vòng một cách nhanh chóng. Các hãng vận chuyển sẽ đến lấy hàng đều đặn mỗi ngày với tần suất khá nhiều để đảm bảo các đơn đặt hàng được đáp ứng đúng thời hạn.

Đối với Warehouse, đơn vị vận chuyển sẽ dựa theo thỏa thuận để đến lấy hàng theo lịch trình tương đối thư thả, với tần suất ít hơn để tiết kiệm chi phí.

  E-Fulfillment là gì? Gồm những công đoạn nào? - Giải đáp CHUYÊN NGÀNH

4. Mô hình nào sẽ phù hợp với doanh nghiệp của bạn?

Điều quan trọng đối với mọi chủ doanh nghiệp là phải đưa ra những quyết định đúng đắn cho việc kinh doanh của mình. Chọn giải pháp phù hợp giữa nhà kho kiểu truyền thống với Fulfillment Center sẽ tạo ra khả năng mở rộng và phát triển một mạng lưới cung ứng hiệu quả.

Warehouse và Fulfill Center phù hợp với từng đối tượng, từng mô hình khác nhau.

Warehouse và Fulfill Center phù hợp với từng đối tượng, từng mô hình khác nhau.

Nếu mục tiêu của bạn là lưu trữ và bảo quản hàng hóa trong thời gian dài, đồng thời công ty của bạn sở hữu đủ nguồn lực về vốn, mặt bằng, nhân sự,… để quản lý hàng tồn kho, thì bạn nên chọn Warehouse.

Còn nếu bạn cần sự linh hoạt, ví dụ như xoay vòng hàng hóa nhanh, đáp ứng order cho khách hàng ở nhiều địa điểm khác nhau cùng lúc thì hãy cân nhắc dịch vụ do các trung tâm fulfill cung cấp. Đây cũng có thể là một option tiện lợi dành cho những chủ cửa hàng không sở hữu nguồn vốn lớn, không có nhiều thời gian để quản lý việc lưu kho hàng hóa. Nói cách khác, đây là option hoàn hảo dành cho các mô hình make money online đang rất phát triển thời gian gần đây, bao gồm dropshipping, print on demand, white label, v.v…

5. ShopBase – Lời giải cho bài toán Fulfillment của người bán Dropshipping

ShopBase - Nền tảng Dropshipping toàn diện số 1 hiện nay ở Việt Nam

ShopBase – Nền tảng Dropshipping toàn diện số 1 hiện nay ở Việt Nam

Ra đời với mục tiêu đem đến trải nghiệm thuận lợi và nhanh chóng hơn cho các nhà bán lẻ Dropshipping tại Việt Nam, ShopBase đang ngày càng phát triển và thu hút được số lượng lớn người dùng.

Được tối ưu hóa về mọi mặt: từ giao diện cho đến tính năng, hay các ứng dụng bổ trợ cho việc quảng cáo/marketing, trải nghiệm thanh toán, v.v… Cả người bán và người mua đang dần được tiếp cận với môi trường thương mại điện tử xuyên biên giới chuyên nghiệp hơn.

Giải pháp công nghệ từ hệ sinh thái ShopBase

Nếu bạn đang đau đầu với bài toán Fulfillment hay tìm nguồn hàng, dịch vụ PlusHub từ ShopBase chắc chắn sẽ là trợ thủ đắc lực cho bạn. PlusHub được tạo ra nhằm hỗ trợ người dùng ShopBase trong khâu nền tảng quan trọng là tìm kiếm nguồn hàng, đồng thời còn giúp họ dự trữ và xử lý các đơn hàng dropshipping. Các chủ cửa hàng trên ShopBase có thể trực tiếp tìm kiếm nguồn hàng ngay trên trang quản trị của cửa hàng, phân loại nguồn hàng và liên lạc với nhà cung cấp dễ dàng.

Đây chắc chắn sẽ là người bạn đồng hành tuyệt vời cho bạn cho khoảng thời gian đầu “khởi nghiệp”.

ĐĂNG KÝ SHOPBASE NGAY!

Bài viết trên đây chắc hẳn đã giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về Warehouse và Fulfillment Center, cũng như giúp đưa ra được lựa chọn giúp tối ưu. Nếu có bất cứ thắc mắc nào khác, bạn có thể liên hệ với đội ngũ hỗ trợ của ShopBase Việt Nam để được giải đáp.

SHOPBASE – DROPSHIPPING, PRINT-ON-DEMAND MADE EASY

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *