Fulfillment vs Dropshipping – Đâu là sự khác biệt cơ bản?

Hiện nay 2 khái niệm Dropshipping và Fulfillment vẫn thường bị sử dụng lẫn lộn, do một số điểm giống nhau cơ bản giữa hai loại hình này. Cả hai đều đề cập đến các dịch vụ từ bên thứ 3 nhưng vẫn có những khác biệt, bạn nên lưu ý thật kỹ. Hãy theo dõi chi tiết ở bài viết dưới đây.

1. Về khái niệm

1.1. Dropship

Dropshipping là một trong số những mô hình Make Money Online – Kiếm tiền qua mạng “hot” nhất thời gian gần đây. Nói đơn giản, dropshipping là phương thức bán hàng online mà người bán “bỏ qua khâu vận chuyển”. Họ không cần trực tiếp giao hàng cho các vị khách của mình mà sẽ giữ vai trò trung gian giữa khách hàng và nhà sản xuất/nhà cung cấp.

Phương thức này giúp cho người bán không phải xây dựng kho hàng hay trực tiếp sở hữu, quản lý sản phẩm mà mình bán. Thay vào đó, nhà kinh doanh dropshipping chú trọng hơn vào các khâu quảng bá, tiếp thị sản phẩm.

Dropshipping là mô hình MMO phát triển bậc nhất hiện nay.

Dropshipping là mô hình MMO phát triển bậc nhất hiện nay.

1.2. Dịch vụ Fulfillment

Fulfillment là gì? Từ “fulfill” trong tiếng Anh có nghĩa là “hoàn thành/thực hiện” một công việc nào đó. Khi nhắc tới Fulfillment, thường khái niệm này để chỉ dịch vụ Fulfillment – có thể hiểu là quá trình hoàn thiện đơn hàng, diễn ra từ lúc hàng hóa được nhập vào kho cho đến khi khách hàng nhận bưu kiện sản phẩm.

Với dịch vụ Fulfillment, bên thứ ba sẽ đảm nhiệm các công đoạn đóng gói, giao hàng. Họ là một đơn vị hoàn toàn không liên quan đến người bán/cửa hàng, hoặc nhà sản xuất/nhà cung cấp, mà chỉ cung ứng dịch vụ hậu cần kho vận, phân phối sản phẩm và hoàn tất đơn hàng. Bất cứ người bán lẻ hay bán buôn nào cũng có thể lựa chọn dịch vụ Fulfillment.

Hình thức thuê bên thứ ba làm fulfillment rất hợp với các mô hình kinh doanh trực tuyến, các hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử.

  E-Fulfillment là gì? Gồm những công đoạn nào? - Giải đáp CHUYÊN NGÀNH

2. Về quy trình vận hành

2.1. Dropshipping

Dropshipping là mô hình có sự hợp tác của hai bên: người bán hàng và nhà cung cấp để bán sản phẩm cho khách hàng.

Dropshipping là mô hình có sự hợp tác của hai bên: người bán hàng và nhà cung cấp để bán sản phẩm cho khách hàng.

Quy trình vận hành của Dropshipping diễn ra theo 3 bước như sau:

  • Bước 1 – Xây dựng cửa hàng online: Bạn tạo trang web, mua tên miền cho cửa hàng của bạn và tìm nhiều cách thu hút khách hàng như tối ưu giao diện, đăng tải hình ảnh đẹp, tạo chiến dịch quảng cáo, v.v… 
  • Bước 2 – Có đơn đặt hàng: Nhờ các hoạt động marketing của bạn, khách hàng biết đến và truy cập vào trang web. Họ đặt hàng, tiến hành thanh toán, sau đó thông tin order của họ được gửi đến cho cửa hàng. 
  • Bước 3: Đơn hàng được đóng gói và vận chuyển: Cửa hàng của bạn chuyển các thông tin order vừa nhận được cùng với tiền hàng cho bên cung cấp sản phẩm, có thể là nhà sản xuất trưc tiếp hoặc nhà phân phối. Bên cung cấp sẽ tiến hành lấy hàng, đóng gói và vận chuyển đến địa chỉ mà khách hàng đã điền. Trong thời gian đó, một mã vận đơn để theo dõi trạng thái đơn hàng sẽ được gửi cho cả cửa hàng của bạn và khách hàng. Khi bưu kiện đến tay khách cũng là lúc đơn hàng hoàn tất, và bạn được hưởng phần tiền chênh lệch giữa giá sản phẩm mà bạn đề trên web với giá hàng gốc của bên cung cấp.

2.2. Dịch vụ Fulfillment

Khác với cách thức self-fulfillment tức tự xử lý đơn hàng, dịch vụ Fulfillment yêu cầu cả bạn và nhà cung cấp sản phẩm hợp tác làm việc với bên thứ ba. Quy trình này diễn ra theo 4 bước:

  • Bước 1: Thiết lập trung tâm xử lý hàng hóa trực tuyến. Bạn – hay người kinh doanh cùng với đơn vị cung ứng dịch vụ fulfill cùng thảo luận và thống nhất các điều khoản hợp tác, thiết lập một trung tâm xử lý hàng hóa trực tuyến mà cả hai bên có thể truy cập nhằm quản lý các công việc fulfill. 
  • Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hàng tồn kho. Sau khi bạn mua hàng từ nhà cung cấp (nguồn hàng), hàng hóa được vận chuyển từ kho của nhà cung cấp đến kho của đơn vị làm dịch vụ Fulfillment. Họ sẽ phụ trách tiếp nhận hàng hóa, kê khai số lượng, tình trạng hàng hóa và sắp xếp vào kho của mình để quản lý. 
  • Bước 3: Thực hiện đơn hàng. Khi khách hàng order sản phẩm trên trang web của bạn, các thông tin order sẽ được chuyển đến cho bên Fulfillment. Nhận được order, họ bắt đầu chuẩn bị hàng, đóng gói, giao hàng cho khách, toàn bộ tiến trình luôn được cập nhật trên trung tâm xử lý hàng hóa trực tuyến. Công việc fulfill có thể coi là hoàn tất vào lúc khách hàng nhận được sản phẩm và không có nhu cầu đổi trả lại.
  • Bước 4: Xử lý trả hàng – hoàn tiền. Trong trường hợp khách hàng muốn đổi hoặc trả hàng, nếu hai bên đã thỏa thuận và đưa ra điều khoản xử lý thì bên Fulfillment cũng sẽ phụ trách công đoạn này cho bạn.
Fulfillment yêu cầu hợp tác giữa ba bên: người bán hàng, nhà cung cấp và bên thứ ba làm dịch vụ fulfill.

Fulfillment yêu cầu hợp tác giữa ba bên: người bán hàng, nhà cung cấp và bên thứ ba làm dịch vụ fulfill.

Như vậy, có thể thấy hai khái niệm này đại diện cho hai loại hình kinh doanh riêng biệt với điểm khác biệt cơ bản ở mô hình vận hành, quyền sở hữu sản phẩm và mối quan hệ qua lại giữa các đơn vị tham gia mô hình.

3. Hình thức bán dropship và dịch vụ fulfillment được sử dụng khi nào?

3.1. Dropshipping

Một số ưu điểm hàng đầu của phương thức kinh doanh dropshipping là:

  • Tiết kiệm thời gian, không gian, công sức, vốn đầu tư: Bạn không cần bỏ vốn thuê mặt bằng để làm cửa hàng offline và kho bãi lưu trữ hàng hóa, vì vậy cũng không cần thực hiện các phần việc như quản lý cửa hàng, kho hàng, kiểm soát hàng tồn kho, v.v…
  • Dễ dàng mở rộng quy mô: Vì không sở hữu cửa hàng hay kho bãi nên khi muốn mở rộng quy mô doanh nghiệp của mình, bạn cũng không thực sự cần nâng cấp cơ sở hạ tầng – cơ sở vật chất của cửa hàng.
  • Linh hoạt và chủ động công việc: Dù đang có công việc fulltime khác hay không, bạn vẫn có thể làm chủ một cửa hàng dropship. Mô hình này đặc biệt dễ dàng, hợp với các sinh viên hay mẹ bỉm sữa mong muốn kiếm thêm thu nhập, hoặc nhân viên văn phòng cần tìm nghề tay trái, đồng thời vẫn có thể trở thành nghề chính thức của bạn nếu như bạn đủ tâm huyết.
Bạn chỉ cần một chiếc máy tính để làm dropship.

Bạn chỉ cần một chiếc máy tính để làm dropship.

Tuy vậy, lẽ dĩ nhiên mô hình này cũng tồn tại một số nhược điểm. Những ai có ý định thử sức với dropship nên nắm rõ các ý này để phòng tránh và tìm cách khắc phục:

  • Cạnh tranh gay gắt: Do ngày càng có nhiều người tham gia làm dropshipping nên bạn sẽ phải sẵn sàng tinh thần đương đầu với nhiều đối thủ mạnh.
  • Chi phí quảng cáo cao: Quảng cáo là phần việc quan trọng bậc nhất đối với các doanh nghiệp dropship. Vì thế bạn cần đầu tư rất nhiều vào chi phí chạy Ads, trong khi lợi nhuận mà mô hình này mang lại thì không quá cao.
  • Nguồn hàng khó đảm bảo chất lượng: Bạn không trực tiếp quản lý hàng hóa, vì thế không thể thay đổi chất lượng của hàng hóa.
  • Không quyết định được thời gian giao hàng: Việc này phụ thuộc hoàn toàn vào nhà cung cấp hàng hóa của bạn. Cách duy nhất để bạn tác động vào thời gian giao hàng chỉ là trao đổi và thúc giục nhà cung cấp mà thôi.
  Dropshipping là gì? Dropshipping Guide - hướng dẫn từ A đến Z cho người mới

Như vậy, với những ưu nhược điểm kể trên, có thể thấy dropshipping phù hợp với hầu hết tất cả mọi người. Đặc biệt, nếu bạn mới làm kinh doanh và chưa có nhiều kinh nghiệm, thì dropshipping sẽ là một giải pháp hoàn hảo để bạn khởi đầu bởi tính linh hoạt và dễ thực hiện của nó. Quan trọng hơn, trong trường hợp bạn biết đến hoặc quen với một nguồn hàng chất lượng, có cung cấp cả dịch vụ đóng gói/vận chuyển thì chắc chắn bạn nên thử làm dropship rồi.

3.2. Dịch vụ Fulfillment

Khi tìm đến với Fulfillment 3PL, bạn sẽ nhận được:

  • Tiết kiệm thời gian, không gian, công sức, vốn đầu tư: Ưu điểm này hoàn toàn giống với mô hình Dropshipping vì khi thuê bên thứ ba làm Fulfillment, bạn cũng không cần phải đầu tư kho bãi chứa hàng hóa và cũng cắt giảm được khâu quản lý hàng tồn kho.
  • Trải nghiệm dịch vụ chuyên nghiệp, tận tâm: Các đơn vị làm dịch vụ Fulfillment khác với nhà sản xuất hay nhà cung ứng sản phẩm ở chỗ họ chỉ chuyên làm fulfill. Tức là họ không trực tiếp làm ra sản phẩm, cũng không kinh doanh sản phẩm, mà toàn bộ nguồn lực, nhân lực, cơ sở vật chất – hạ tầng, trang thiết bị, v.v… của họ đều phục vụ cho lĩnh vực Fulfillment. Họ là các chuyên gia trong ngành hậu cần kho vận, xử lý chuỗi cung ứng, vận chuyển hàng hóa.
  • Gia tăng mức độ hài lòng của khách hàng: Như đã nêu ở trên, dịch vụ Fulfillment của bên thứ ba thường đảm bảo bài bản và chất lượng. Điều này sẽ đem đến trải nghiệm tốt cho khách hàng, tăng thiện cảm và mức độ hài lòng của họ đối với doanh nghiệp của bạn, nhờ vậy họ sẽ để lại nhiều feedback tích cực và tỷ lệ tiếp tục mua hàng sẽ cao hơn.
Các đơn vị cung cấp dịch vụ Fulfillment thường làm việc rất chuyên nghiệp và bài bản.

Các đơn vị cung cấp dịch vụ Fulfillment thường làm việc rất chuyên nghiệp và bài bản.

Tuy vậy, dịch vụ Fulfillment cũng còn tồn tại những hạn chế nhất định:

  • Thiếu tính linh hoạt và chủ động: Điểm yếu này sẽ luôn luôn tồn tại một khi bạn không phải là người trực tiếp thực hiện công việc fulfill. Nếu tìm đến đơn vị kém uy tín, có thể bạn sẽ gặp phải dịch vụ fulfill thiếu chất lượng, thiếu chuyên nghiệp, khiến khách hàng phật ý. Và nếu khách hàng phản hồi tiêu cực thì bên phải tiếp nhận những phản hồi đó chính là doanh nghiệp của bạn.
  • Yêu cầu chi phí không nhỏ: Thuê dịch vụ Fulfillment đòi hỏi bạn phải chuẩn bị một khoản đầu tư nhất định, vì bạn đang thuê không gian để dự trữ hàng và thuê nhân lực xử lý hàng tồn kho, thực hiện các đầu việc cung ứng sản phẩm.

So với mô hình Dropshipping khá dễ tiếp cận và dễ thực hiện, việc thuê dịch vụ Fulfillment phức tạp hơn và đòi hỏi hiểu biết cùng kinh nghiệm cao hơn. Dịch vụ Fulfillment sẽ phù hợp với các doanh nghiệp đã đạt được một mức độ phát triển nhất định, cần đến đơn vị thứ ba trợ giúp trong khâu xử lý order. Nói cách khác, bạn phải sở hữu một công việc kinh doanh ổn định thì mới nên thuê bên thứ ba làm Fulfillment. 

4. Tổng kết

Để giúp bạn dễ dàng phân biệt Dropshipping và Fulfillment hơn, dưới đây là bảng tổng kết tóm tắt những khác biệt chính giữa hai khái niệm này.

  Dropshipping Fulfillment

Khái niệm

Là một hình thức bán hàng online bỏ qua khâu vận chuyển. Là một loại hình dịch vụ nhờ đến bên thứ ba để xử lý đơn hàng.

Các yếu tố khác biệt chính

  • Nhà cung cấp kiêm phần fulfill đơn hàng.
  • Người bán không trực tiếp sở hữu sản phẩm mà đóng vai trò trung gian giữa người mua và nhà cung cấp.
  • Lợi nhuận kiếm được là phần chênh lệch giữa giá sản phẩm mà người bán niêm yết với giá sản phẩm gốc mà nhà cung cấp niêm yết. 
  • Bên thứ ba thực hiện fulfill đơn hàng.
  • Người bán sở hữu sản phẩm (mua lại từ nhà cung cấp) nhưng lưu trữ tại kho của bên thứ ba.
  • Khoản tiền thuê dịch vụ Fulfillment nằm trong tổng tiền đầu tư của người bán, người bán cần tính toán và cân bằng để việc kinh doanh của mình tạo ra lợi nhuận.

Phù hợp với ai

Hầu hết tất cả mọi người, bao gồm cả người đã đi làm, người chưa đi làm mong muốn lấy Dropship làm nghề nghiệp ổn định lẫn sinh viên, học sinh, mẹ bỉm sữa muốn kiếm thêm thu nhập. Các cửa hàng, doanh nghiệp chưa đủ điều kiện/ nguồn lực để tự thực hiện fulfill hoặc muốn tối ưu khâu fulfill bằng dịch vụ chuyên nghiệp hơn.

5. Bạn muốn bắt đầu kinh doanh Dropshipping? ShopBase sẽ là người dẫn dắt hoàn hảo!

Là mô hình phù hợp với hầu hết mọi người, đặc biệt là người mới, dropshipping sẽ là khởi đầu hấp dẫn nếu bạn đang tìm hiểu các hình thức kinh doanh không cần vốn.

Hiện nay có khá nhiều đơn vị cung cấp nền tảng Dropshipping, trong đó có ShopBase – nền tảng TMĐT đầu tiên tại Việt Nam dành riêng cho việc vận hành doanh nghiệp Dropshipping, Print-on-Demand và White Label. Với đầy đủ các công cụ, tính năng và tiện ích từ cơ bản đến nâng cao, vừa dễ sử dụng vừa hiệu quả, ShopBase sẽ giúp bạn thiết lập cửa hàng, quảng bá dịch vụ, sản phẩm đến thật nhiều khách hàng trên mọi kênh mà bạn lựa chọn và đem về lợi nhuận cao nhất có thể.

ShopBase là giải pháp kinh doanh Dropshipping nhanh chóng và hiệu quả.

ShopBase là giải pháp kinh doanh Dropshipping nhanh chóng và hiệu quả.

ShopBase đặc biệt cung cấp cho bạn dịch vụ PlusHub (tên cũ là ShopBase Fulfillment) để hỗ trợ tối ưu khâu fulfillment bao gồm: tìm kiếm nguồn hàng chất lượng, uy tín, chuẩn bị và đóng gói hàng hóa, giao hàng cho khách, theo dõi tiến trình giao hàng, xử lý đổi trả và hoàn tiền nhanh chóng. Đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp của ShopBase sẽ mang đến sự hài lòng cho những người bán lẻ dropship nói riêng và e-Com nói chung.

ĐĂNG KÝ SHOPBASE NGAY

Qua bài viết này, mong rằng bạn đã phân biệt được mô hình kinh doanh Dropshipping với dịch vụ Fulfillment và có cho mình những lựa chọn chính xác. ShopBase luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn cập nhật kiến thức cũng như hỗ trợ bạn phát triển doanh nghiệp dropship của mình!

SHOPBASE – DROPSHIPPING, PRINT-ON-DEMAND MADE EASY

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *